Tiếng Việt English  
Trang chủ Giới thiệu   Video clips Album ảnh   Liên hệ  
Trang chủ
Liên kết Website
Tỷ giá ngoại tệ
 UNIT VND (VIETNAM) 
TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản in
 
Tìm ra quy trình công nghệ tách tinh dầu tự nhiên
Tin đăng ngày: 16/3/2012 - Xem: 4329

Tiềm năng về sản xuất tinh dầu tại Việt Nam là rất lớn, song đáng buồn là sau khi sản xuất ra tinh dầu thô, ta thường phải bán với giá rẻ và nhập tinh dầu tinh chế với giá đắt vì thiếu công nghệ! TS Trịnh Văn Dũng, Khoa Công nghệ Hóa, trường ĐH Bách khoa TP.HCM nhận xét.


Do thiếu công nghệ về tinh chế, sau khi bán tinh dầu thô, Việt Nam thường phải nhập dầu tinh chế với giá cao gấp mấy lần để dùng trong mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm... Phương pháp được sử dụng khá phổ biến để tinh chế tinh dầu là chưng cất. Để thực hiện được phương pháp này, người làm tinh chế phải trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp.

Tinh dầu được tách chiết từ các loại cây có nguồn gốc thiên nhiên là một hỗn hợp các chất, có giá trị cao trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, hương liệu và xuất khẩu. Tinh dầu càng có giá trị cao khi được hỗn hợp được tách riêng từng chất. Chẳng hạn, tinh dầu thô nhựa thông có giá thành 300 USD/lít, khi chế biến thành tinh dầu tinh chế, giá thành tăng lên 700 USD/lít.

Tinh dầu có trong mọi bộ phận của cây cỏ: hoa, lá, cành, thân, vỏ, rễ, củ... Hiện ở Việt Nam có khoảng 20 loại cây cho tinh dầu đã được trồng và khai thác. Hàm lượng tinh dầu có trong cây phụ thuộc các yếu tố:giống, thổ nhưỡng, điều kiện canh tác, phương pháp thu hái và chế biến.


TS Trịnh Văn Dũng giới thiệu sản phẩm tinh dầu do nhóm nghiên cứu
thực hiện bằng phương pháp chưng cất.

Với kinh phí 25 triệu đồng, nhóm nghiên cứu do TS Trịnh Văn Dũng làm chủ nhiệm đã nghiên cứu suốt ba năm để tìm ra các thông số thích hợp cho quá trình chưng cất của ba loại tinh dầu xả, thông, tràm. Các số liệu nghiên cứu từ phòng thí nghiệm cho thấy có thể hoàn toàn sản xuất tinh dầu có chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu để được xuất khẩu. Trên cơ sở số liệu thu được, nhóm đã tìm ra quy trình công nghệ phù hợp để tách các loại tinh dầu nói trên.

Tại cuộc họp nghiệm thu vào ngày 3/8, TS Trịnh Văn Dũng cũng cho biết Việt Nam hoàn toàn không có các số liệu "chuẩn" của các công đoạn để có thể chế biến tinh dầu. Không chỉ hạn hẹp về kinh phí (kinh phí xin cấp để làm đề tài là 50 triệu đồng nhưng chỉ được xét duyệt còn 25 triệu), trong quá trình thực hiện đề tài, khó khăn nhất mà nhóm nghiên cứu gặp phải là thiếu một hệ thống thiết bị chuẩn để làm việc. "Để có thể tiến hành xây dựng số liệu thực nghiệm cho các loại tinh dầu ở nước ta, rất cần thiết phải có hệ thống thiết bị chuẩn, hiện đại." - TS Dũng nói.

Đề tài đã được hội đồng nghiệm thu thông qua với kết quả loại khá.

Phan Thu Thảo

Tin tức - Sự kiện:

Hình ảnh vận chuyển hàng (2/6/2012)
Hình ảnh Nhà máy chế biến nhựa thông (2/6/2012)
Công nghệ chế biến tinh dầu thông (16/3/2012)
Tìm ra quy trình công nghệ tách tinh dầu tự nhiên (16/3/2012)
Phát huy thế mạnh cây công nghiệp (16/3/2012)
Xuất khẩu gần 40 tấn nhựa thông vào thị trường Mỹ (16/3/2012)
Nắm bắt cơ hội xuất khẩu nhựa thông (16/3/2012)
Cúp vàng doanh nhân xứ Nghệ (16/3/2012)
Video Clips

Rừng thông Việt Nam
Lấy nhựa thông
Rừng thông Việt Nam
Vinh - Thành phố Bình minh
Nghệ An: Phát triển kinh tế rừng bền vững
Rừng thông Đà lạt
Châu Mộc - Thác và Chè
Sản phẩm công ty
Gum rosin
Gum turpentine
Dự báo thời tiết
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline - 0913.543.859
Văn phòng - +84-383-588208
Hôm nay: 10
Tất cả: 748,410
  Trang chủ I  Giới thiệu chung   I  Tin tức - Sự kiện   I  Sản phẩm công ty   I  Nhà máy chế biến   I  Vùng nguyên liệu   I  Công dụng nhựa thông   I  Đối tác - Khách hàng   I  Tuyển dụng   I  Chính sách chung    
  Công ty CP Chế biến Tùng hương Việt Nam
Trụ sở: Phòng  A506 Tecco Tower - Đường Quang Trung - TP Vinh Nghệ An
Tel: +84-383-588208- Fax: +84-383-588209 - Email: gumrosin@vinagum.com.vn
Nhà máy: KCN Nam Cấm - Huyện Nghi Lộc - Tel: +84-383-791557 - Cell: +84-913543859
Giấy phép ĐKKD 2900828424 - ngày cấp: 08/10/2007 - Giám đốc: PHAN CÔNG QUANG
gum rosin I gum turpentine I factory I oil I resin I export I